Đông trùng hạ thảo Tây Tạng hay còn được nhắc đến là “sâu vàng Tây Tạng”. Đây là loài sinh vật rất quý hiếm và có giá trị dinh dưỡng cao.

BẢN CHẤT:
Nói đến “sâu vàng đất Tây Tạng” không ai là không biết đến đông trùng hạ thảo. Đông trùng hạ thảo nổi tiếng là một loại thảo dược vô cùng quý hiếm trong các loại thảo dược thiên nhiên. Bản chất của đông trùng hạ thảo Tây Tạng là sự kết hợp kỳ diệu của loài nấm Cordyceps Sinensis và loài ấu trùng bướm trong chi Thitarodes Viette, tạo ra một loại sinh vật đặc biệt. Vào mùa đông, sinh vật này tồn tại là một loại sâu bướm ẩn dưới lòng đất. Mùa hè, nấm do nhiễm nấm Cordyceps Sinensis nên nảy chồi thành phần thảo chồi lên mặt đất.

PHÂN BỔ:
Đông trùng hạ thảo Tây Tạng tự nhiên phân bố ở những vùng núi cao từ 3000-5000 mét so với mặt nước biển. Khí hậu tại đây vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rét cắt da cắt thịt, mùa hè nắng cháy bỏng da. Đông trùng hạ thảo sinh trưởng phát triển với điều kiện tự nhiên như vậy giúp nó hấp thụ trọn vẹn tinh hoa của đất trời.

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG:
Đông trùng hạ thảo Tây Tạng được đánh giá cao nhất trong các loại đông trùng hạ thảo. Thành phần dinh dưỡng của sinh vật này dồi dào chứa đến 17 các loại axit amin khác nhau cùng rất nhiều vitamin và khoáng chất bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người sử dụng. Cụ thể:

Khoảng 17 amino acid amin khác nhau:
– Đông trùng hạ thảo Tây Tạng có thành phần D-mannitol, lipit
– Các nguyên tố vi lượng và khoáng chất như: Al, Si, K, Na,…
– Các dược tính có giá trị cao như: axít cordiceptic, cordycepin, adenosin, hydroxyethyladenosine. Đặc biệt là nhóm hoạt chất mang tên HEAA. Cùng nhiều loại Vitamin A, B12, A, B2, C, E, K,…

Như vậy có thể thấy, đông trùng hạ thảo Tây Tạng là sản phẩm đông trùng hạ thảo có thành phần dinh dưỡng và giá trị đến sức khỏe cao. Đồng thời, với số lượng quý hiếm, khiến đông trùng hạ thảo Tây Tạng ngày càng đắt đỏ hơn.